TIẾNG GỌI CỦA KHOẢNG TRỐNG – Đỗ Lai Thúy – Viện Nhân Học Văn Hóa – Nxb Hội Nhà Văn – bìa mềm
TIẾNG GỌI CỦA KHOẢNG TRỐNG – Đỗ Lai Thúy – Viện Nhân Học Văn Hóa – Nxb Hội Nhà Văn – bìa mềm
TIẾNG GỌI CỦA KHOẢNG TRỐNG – Đỗ Lai Thúy – Viện Nhân Học Văn Hóa – Nxb Hội Nhà Văn – bìa mềm
TIẾNG GỌI CỦA KHOẢNG TRỐNG – Đỗ Lai Thúy – Viện Nhân Học Văn Hóa – Nxb Hội Nhà Văn – bìa mềm
1 / 1

TIẾNG GỌI CỦA KHOẢNG TRỐNG – Đỗ Lai Thúy – Viện Nhân Học Văn Hóa – Nxb Hội Nhà Văn – bìa mềm

0.0
0 đánh giá
5 đã bán

Năm 2020, tôi đã cho ra mắt cuốn Tròng trành và lệch chuẩn - viết như nội tâm hóa sự tham dự văn chương. Nay, năm 2022, tôi cho ra tiếp người anh em cùng bào nhưng đẻ muộn của nó: Tiếng gọi của khoảng trống - viết như nội tâm hóa sự tham dự văn hóa. Thực ra, sự phân b

163.000
Share:
BÌNH BÁN BOOK

BÌNH BÁN BOOK

@binh-ban-book
4.9/5

Đánh giá

3.289

Theo Dõi

5.383

Nhận xét

Năm 2020, tôi đã cho ra mắt cuốn Tròng trành và lệch chuẩn - viết như nội tâm hóa sự tham dự văn chương. Nay, năm 2022, tôi cho ra tiếp người anh em cùng bào nhưng đẻ muộn của nó: Tiếng gọi của khoảng trống - viết như nội tâm hóa sự tham dự văn hóa. Thực ra, sự phân biệt giữa văn chương và văn hóa phần nhiều có tính quy ước. Bởi, bất kỳ một nhà văn học nào bước ra khỏi lĩnh vực của mình dù chỉ một bước đã là nhà văn hóa rồi. Vả chăng, với phương pháp pháp nghiên cứu liên/ xuyên ngành hiện nay thì phê bình văn học nào cũng là phê bình văn hóa cả.Tiếng gọi của khoảng trống y như cuốn sách trước, cũng gồm có 2 phần. Phần một: Đầy và rỗng, con đường của tri thức Việt là một tiểu luận trình bày sự phát triển của trí thức Việt Nam từ khi hình thành tầng lớp trí thức Tây học như một mẫu người văn hóa. Đó là (1) các trí thức Kitô giáo cuối thế kỷ XIX đầu XX, (2) các nhà nho duy tân, (3) các nhà Tây học duy nho, (4) các nhà Tây học thuần thành và (5) các nhà Tây học mác-xít. Con đường phát triển gối tiếp nhau của các mẫu hình trí thức này nhiều gập ghềnh, khúc khuỷu nên đã để lại nhiều khoảng trống, khoảng rỗng cần phải lấp đầy. Phần hai: Phía bên kia của mặt trăng gồm 27 tiểu luận/ tùy bút chân dung các nhà văn hóa, nhà tư tưởng của Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến nay. Các nhà văn hóa, tư tưởng phần nào tương thích với các hình mẫu trí thức. Họ đều là những người yêu nước, thành tâm muốn xây dựng một nền văn hóa dân tộc, hiện đại nhằm canh tân đất nước. Những trí thức Tây học Kitô hữu cuối thế kỷ XIX muốn đối thoại văn hóa Đông Tây; những tri thức Tây học dân tộc lãngTiếng gọi của khoảng trống mang chủ nghĩa kêu gọi phương Tây hóa triệt để, những trí thức mác-xít, hay trí thức XHCN, muốn kết hợp giai cấp với dân tộc.Trước đây, do thiếu tự liệu, do quan niệm chưa đầy đủ về yêu nước, do sự thống ngự của cái nhìn ý hệ, nên nhiều vấn đề về văn hóa Việt Nam còn chưa được nhận ra, nhiều nhân vật văn hóa, kể cả những nhân vật thay đổi hệ hình, còn bị khuất lấp. Như những con người ở phía sau của mặt trăng. Cuốn sách này hy vọng góp phần chỉ ra được những khoảng trống đó trên con đường phát triển liên tục của lịch sử văn hóa và lịch sử tư tưởng. Những khoảng trống đó tự thân phát ra lời kêu gọi được lấp đầy. Đó là lý do tôi lấy nhan đề cho sách này là Tiếng gọi của khoảng trống.Hà Nội, 20 - 7 - 2022Đỗ Lai Thúy***TIẾNG GỌI CỦA KHOẢNG TRỐNGĐỗ Lai ThúyViện Nhân Học Văn HóaNxb Hội Nhà VănHình thức: bìa mềm***Thông số cơ bản:Kích thước: 15.5cm x 23cmSố trang: 380 trangKhối lượng: 500grPhát hành: 2022***#tiếng_gọi_của_khoảng_trống#đỗ_lai_thúy#hội_nhà_vănGiá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hàng chính hãng

Công ty phát hành

NXB Hội Nhà Văn

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan