Lũa Rừng, Lũa Gỗ, Lũa Thủy Sinh - Dùng Để Setup Trang Trí Layout Hồ Cá Thủy Sinh
*** Chú ý: Do Lũa đa dạng hình dáng nên Shop chỉ giao lũa ngẫu nhiên, ko thể lựa được. Shop ko nhận khiếu nại - đổi trả trong mọi trường hợp: khách ko vừa ý, ko vừa bể, ko hợp ý tưởng,.... - Lũa Nhỏ thích hợp cho hồ nhỏ từ 30cm đổ xuống - Lũa Vừa thích hợp cho hồ từ 4
Guppy Chen
@guppychenĐánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
*** Chú ý: Do Lũa đa dạng hình dáng nên Shop chỉ giao lũa ngẫu nhiên, ko thể lựa được. Shop ko nhận khiếu nại - đổi trả trong mọi trường hợp: khách ko vừa ý, ko vừa bể, ko hợp ý tưởng,.... - Lũa Nhỏ thích hợp cho hồ nhỏ từ 30cm đổ xuống - Lũa Vừa thích hợp cho hồ từ 40cm đổ xuống - Lũa Lớn Thích hợp cho hồ từ 50-60cm đổ xuống Cách Xử Lý Lũa 1. Ngâm nước Ngâm nước là một trong những phương pháp thường thấy của chúng ta, với việc ngâm gỗ lũa trong thời gian dài (từ 1 tháng đến 6 tháng) có thể giúp việc loại bỏ những chất còn lại trong gỗ lũa như: nhựa, chất đọc, màu của lũa…. Và nếu không có quá trình này, việc thôi ra các chất sẽ khiến bể thủy sinh của chúng ta có màu vàng và nhiều chất độc hại, gây nguy hiểm và thiếu thẩm mỹ cho bể thủy sinh. 2. Luộc Lũa Tham khảo: Cá Betta Đực Và Cái: Sự khác biệt về ngoại hình và hành vi Luộc lũa thủy sinh trước khi cho vào bể là một phương pháp được khá nhiều anh em sử dụng để đẩy nhanh quá trình xử lý lữa. Thay vì chúng ta cần từ 1 đến 6 tháng cho tùy từng loại lũa, thì cách luộc lũa có thể giúp chúng ta rút ngắn được từ 50% đến 70% thời gian xử lý thông thường. Đối với những khúc gỗ có kích thước lớn, chúng ta không có những dụng cụ cần thiết để luộc. Hãy dùng nước nóng xử lý từng phần của gốc lũa. 3.Dùng dung dịch hóa học Sử dụng OXY già hoạc các dạng dung dịch như cồn công nghiệp sẽ giúp đẩy nhanh quá trình xử lý lũa thủy sinh. Với việc hòa tan các dung dịch hóa học này cùng với nước sẽ giúp đẩy nhanh quá trình bài tiết nhựa và các chất độc hại ở trong lũa của chúng ta. Thông thường hình thức này sẽ giúp giảm từ 40% đến 50% thời gian xử lý lũa. 4. Nướng Lũa Nướng hay hơ lũa trên ngọn lửa cũng là một cách để xử lý lữa thủy sinh. Tuy nhiên phương án này thường làm lũa bị ám màu hoạc không quen có thể làm hỏng lũa. Vì vậy hãy cân nhắc về việc xử lý lữa bằng lửa nhé. Tại sao cho lũa vào hồ lại hay bị ra nước vàng và nấm mốc xung quanh? Khi cho lũa vào hồ, tanin từ gỗ lũa sẽ tan vào trong nước khiến màu nước thay đổi, đừng lo lắng, chỉ bằng việc thay nước thường xuyên, bạn sẽ loại bỏ hoàn toàn được vấn đề này. Kể cả việc gỗ lũa xuất hiện nấm mốc trắng xung quanh, bạn có thể sử dụng bàn chải để đánh sạch. Hoặc cũng có thể để tự nhiên, sau một thời gian nhất định, nấm mốc này cũng sẽ biến mất. Buộc đá vào phần dưới của gỗ lũa, hoặc sử dụng đá để chèn lên gỗ lũa không cho gỗ nổi lên. Đục phần dưới của gỗ lũa để nhét những vật có tỷ trọng lớn vào trong thân gỗ, sau đó dùng keo silicon bịt lại. Dùng ốc vít gắn các vật nặng vào gỗ lũa, sau đó dùng các loại cây thủy sinh như Ráy, Dương Xỉ che đi.
Sản Phẩm Tương Tự
SÚP THƯỞNG AATAS CREAMY 16G CHO MÈO - Thức ăn dinh dưỡng thú cưng Gogi Meow Mart
7.500₫
Đã bán 88