Mẹ và con gái - Chữa lành tổn thương giữa các thế hệ
1 / 1

Mẹ và con gái - Chữa lành tổn thương giữa các thế hệ

0.0
0 đánh giá
1 đã bán

Nội dung cuốn sách Mẹ và con gái - Chữa lành tổn thương giữa các thế hệ Mẹ, con gái và tổn thương liên thế hệ Vợ cũ của nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc Từ Chí Ma là Trương Ấu Nghi có 12 người con, trong đó có 8 con trai, 4 con gái. Nhưng khi người khác hỏi bà rằng trong

172.000
Share:
BizbooksJSC

BizbooksJSC

@bizbooksjsc
4.8/5

Đánh giá

2.900

Theo Dõi

1.132

Nhận xét

Nội dung cuốn sách Mẹ và con gái - Chữa lành tổn thương giữa các thế hệ Mẹ, con gái và tổn thương liên thế hệ Vợ cũ của nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc Từ Chí Ma là Trương Ấu Nghi có 12 người con, trong đó có 8 con trai, 4 con gái. Nhưng khi người khác hỏi bà rằng trong nhà có mấy đứa con, bà luôn đáp là 8 đứa. Trương Ấu Nghi còn nói với cháu gái của mình: "Cái thời đó, con gái chẳng đáng một cắc". Một câu đã nói toạc ra địa vị của phụ nữ trong giai đoạn lịch sử đó. Trong quá khứ, làm mẹ được cho là vai trò quan trọng nhất của người phụ nữ, đương nhiên, tiền đề là người mẹ có thể sinh con trai. Quan niệm như vậy được truyền từ đời này sang đời khác. Cho dù ở thời đại này, khi phụ nữ đã độc lập và mạnh mẽ hơn, thì đâu đó vẫn có những gia đình đề cao con trai hơn con gái. Trọng nam khinh nữ khiến những người phụ nữ bị hạ thấp cả về địa vị lẫn sự tôn trọng. Người đàn ông làm chủ, người đàn ông có tiếng nói, người đàn ông muốn gì có đó. Không ít phụ nữ không thể sinh con trai đã trở thành cái gai trong mắt nhà chồng, bị chê trách và coi thường. Họ âm thầm nhẫn nhịn chịu đựng những nỗi đau và tủi hờn, sau đó họ trút giận lên con gái của mình. Khi con gái lấy chồng và sinh con, nếu sinh ra một cô con gái, họ sẽ tiếp tục trút giận lên cháu gái của mình. Những sự tủi hờn trong quá khứ đã bị thế hệ trước trút giận lên thế hệ sau. Và đó là cách mà những người bà, người mẹ truyền tổn thương lên các đời tiếp theo. Một người mẹ từng bị tổn thương, con của cô ấy cũng sẽ như vậy, đó chính là sang chấn liên thế hệ. Mẹ ảnh hưởng như thế nào đến con cái? Yêu thương thái quá là một dạng quan tâm sai cách. Thờ ơ không quan tâm cũng là một dạng làm mẹ sai cách Khắt khe, xét nét, so sánh con cái cũng là một dạng dạy dỗ sai cách. Mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của một đứa trẻ. Và trong cuộc sống, cũng có rất nhiều kiểu làm mẹ: người mẹ cộng sinh, người mẹ biến mất, người mẹ ái kỷ, người mẹ không hồi đáp, người mẹ chối bỏ, người mẹ thiếu thốn tình cảm, người mẹ rối loạn cảm xúc… Những kiểu làm mẹ này đều tạo nên khoảng cách giữa mẹ và con gái, khiến người con không cảm nhận được tình yêu thương của mẹ, làm cho mối quan hệ hai bên ngày càng xa cách Ví dụ như một người mẹ ái kỷ, trọng tâm nuôi dạy của người mẹ này là cố gắng kiểm soát con cái nhằm bù đắp cho tình yêu thương và giá trị bản thân mà mình bị thiếu hụt. Họ chỉ để ý tới cảm xúc của bản thân nên không có chỗ cho người khác. Con gái được nuôi dạy bởi một người mẹ ái kỷ sẽ hình thành nên mô thức vâng lời và đáp lại nhu cầu thậm chí có phần vô lý của mẹ. Dần dần, người con sẽ hình thành nên cái tôi giả cho mình. Những đứa trẻ có cái tôi giả, hầu hết đều là kiểu "con nhà người ta" trong mắt người khác. Nhưng về mặt quan hệ xã hội, bởi vì quá sợ bị mọi người đánh giá không tốt nên trẻ thường cố gắng lấy lòng người khác. Mọi bà mẹ ái kỷ đều là người theo chủ nghĩa hoàn hảo, bất kể dưới dạng ẩn hình hay hữu hình. Họ đặt kỳ vọng cao, yêu cầu cao với con gái mình, khiến người con cũng cố chấp theo đuổi thành công nhưng trong lòng lại thiếu thốn tình cảm.Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Công ty phát hành

BIZBOOKS

Loại bìa

Bìa mềm

Số trang

320

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Hồng Đức

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan