mật rỉ đường 36 kg Chất lượng cao Loại 1
Mật rỉ đường hay còn được gọi là mật rỉ, rỉ mật, rỉ đường,…tên trong tiếng anh là Molasses. Đây là phụ phẩm có dạng chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô đặc và kết tinh. Nguyên liệu sản xuất mật rỉ có thể từ hai loại nông sản là mía đườn
Big Farm -Nông Dân Việt
@huubao1320Đánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
Mật rỉ đường hay còn được gọi là mật rỉ, rỉ mật, rỉ đường,…tên trong tiếng anh là Molasses. Đây là phụ phẩm có dạng chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô đặc và kết tinh. Nguyên liệu sản xuất mật rỉ có thể từ hai loại nông sản là mía đường và củ cải đường. Tuy nhiên, dựa trên điều kiện khí hậu và đặc điểm canh tác thì mật rỉ đường tại nước ta được làm ra từ mía. Từ khoảng 100 tấn mía, sẽ sản xuất ra khoảng 3-4 tấn mật rỉ. Đồng nghĩa với sản lượng mật rỉ chiếm khoảng ⅓ sản lượng đường sản xuất. Thành phần trong mật rỉ rất khó dự đoán vì phụ thuộc vào: giống mía, thời tiết, thổ nhưỡng, giai đoạn thu hoạch mía cũng như quy trình sản xuất của từng nhà máy. Do vậy, mật rỉ có khả năng thay đổi đáng kể về thành phần dinh dưỡng, mùi vị, màu sắc và độ nhớt. Thành phần tiêu chuẩn của rỉ mật thường được chia thành 3 phần: đường, chất hữu cơ không đường và chất khoáng. + Đường: Các loại gluxit hòa tan (đường đôi và đường đơn) là thành phần dinh dưỡng chính của rỉ mật, trong đó sucroza là chủ yếu. Tổng lượng đường trong rỉ mật củ cải đường thường thấp hơn trong rỉ mật mía, nhưng lại chứa hầu như toàn bộ là sucroza. + Chất hữu cơ không đường: Các chất hữu cơ không phải là đường của rỉ mật quyết định nhiều tính chất vật lý của nó, đặc biệt là độ nhớt dính. Nó bao gồm chủ yếu là các loại gluxit như tinh bột, các hợp chất chứa N và các axit hữu cơ. + Chất khoáng: Rỉ mật là một nguồn giàu khoáng. Rỉ mật mía giàu Na, K. Mg và S. Rỉ mật cũng chứa một lượng đáng kể các nguyên tố vi lượng như Cu, Zn, Fe, Mn,… Mặc dù chỉ là một sản phẩm phụ, nhưng mật rỉ đường hoàn toàn có thể được tận dụng và mang đến lợi ích trong nhiều lĩnh vực. Đồng thời, đây là nguồn nguyên liệu có giá thành rẻ, dễ dàng trong sử dụng và bảo quản. Hy vọng, với những ưu điểm này, mật rỉ đường sẽ ngày càng phổ biến và nhận được sự quan tâm từ người tiêu dùng. Mật rỉ đường được sử dụng trong nuôi cấy vi sinh, ủ phân bón và rác thải hữu cơ, xử lý nước thải, nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, phụ gia, nguyên liệu sản xuất cồn công nghiệp,… HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG Ủ phân và rác thải (ủ 1 tấn phân): chế phẩm vi sinh + 2-3 kg (1.5-2 lít) mật rỉ đường + 1 tấn phân chuồng hoặc chế phụ phẩm nông nghiệp, rác thải hữu cơ. Nuôi cấy vi sinh: 1 lít chế phẩm EM1 + 1.2 kg (0.8 lít) mật rỉ đường + 18 lít nước = 20 lít EM2 (ủ 7-10 ngày) Dùng trong chăn nuôi: Ủ thức ăn xanh cho trâu bò: mật rỉ đường 2-4 %, muối 1-2 % so với trọng lượng cỏ tươi Sử dụng mật rỉ đường nuôi lợn: 5-10 % lượng thức ăn Sử dụng mật rỉ đường nuôi gia cầm (% lượng thức ăn): dưới 4 tuần tuổi: <1 %, trên 4 tuần tuổi: <5 %. Giảm pH trong ao nuôi thủy sản: 30 lít/ha, hòa đều trong nước và tưới đều trên mặt ao nuôi. CÁCH BẢO QUẢN Để nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp và nguồn nhiệt Đóng kín nắp sau khi mở Trọng Lượng: 36kg HẠN SỬ DỤNG 24 tháng kể từ ngày đóng chai #rimat #rimatduong #hoatchatrimat #uphanvisinh #RIMATMIA #rimatuphan #rimatxulyaotom
Thương hiệu
No Brand
Sản Phẩm Tương Tự
Máy tạo độ ẩm Fnelse khuếch tán tinh dầu tạo độ ẩm không khí có led dung tích 300ml A02
59.800₫
Đã bán 1
Hộp đựng đồ đa năng Xinlong để bàn có chia ngăn tiện lợi chât liệu nhung bọc da
59.000₫