củ sâm đại hành 2kg
1. Đặc điểm sâm đại hành Cây có tên là “Sâm đại hành” là do trong dân gian, người dân thường hay gọi những cây thuốc bổ, có nhiều công dụng là sâm, đồng thời phần thân của cây này lại phình ra trông khá giống củ hành, nên được người dân gọi là Sâm đại hành. Sâm đại
1. Đặc điểm sâm đại hành Cây có tên là “Sâm đại hành” là do trong dân gian, người dân thường hay gọi những cây thuốc bổ, có nhiều công dụng là sâm, đồng thời phần thân của cây này lại phình ra trông khá giống củ hành, nên được người dân gọi là Sâm đại hành. Sâm đại hành còn có nhiều tên gọi khác khác như là hành lào, tỏi lào, tỏi đỏ, kiệu đỏ... Tên khoa học của cây sâm đại hành là Bulbus Eleutherinis subaphyllae. Cây thuốc này khá dễ trồng, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy trong các vườn cây gia đình hoặc các vườn thuốc Nam. Sâm đại hành là cây thảo, sống lâu năm, cao khoảng 30 – 60cm. Lá cây sâm đại hành có hình mũi mác dài, trên lá có những gân chạy song song. Lá câu tập trung nhiều về phía gốc cây. Thân cây sâm đại hành phình ra thành những củ giống củ hành, nhưng có màu đậm hơn và dài hơn, bên ngoài có lớp vảy màu đỏ nâu. Củ sâm đại hành dài khoảng 4 – 5cm, với đường kính 2 – 3cm, khi cắt ra thấy bên trong củ có màu đỏ nhạt với vòng tròn đồng tâm màu trắng. Hoa của cây sâm đại hành mọc thành từng chùm với 3 cánh hoa màu trắng hoặc màu vàng nhạt và có 3 lá đài, 3 nhị màu vàng. Cây sâm đại hành mọc theo hình thức tái sinh và đẻ nhánh con. Chúng ta có thể sử dụng nhánh con để trồng lên những cây mới. Cây này có nguồn gốc từ châu Mỹ, là loại cây ưa đất ẩm, ưa ánh sáng. Ở nước ta, cây sâm đại hành được thấy nhiều tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Hòa Bình. Bộ phận sử dụng làm thuốc của cây sâm đại hành chủ yếu là phần rễ và thân củ. Cây thường phát triển từ 1 đến 2 năm. Vào mùa đông, khi thân cây tàn lụi, người dân đào lấy củ về, bóc bỏ những lớp ngoài rồi rửa sạch. Sau đó bóc tách những lớp bên trong ra, thái dọc, rồi đem phơi sấy khô để dùng làm thuốc. Theo nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy trong cây sâm đại hành có chứa các hoạt chất chính là Eleutherin, Eleutherol, Isoeleutherin và một số hoạt chất khác. Các hoạt chất trong sâm đại hành có tác dụng trên một số loài vi khuẩn như là Staphylococcus aureus, Diplococcus pneumonia, Streptococcus hemolyticus,... Sâm đại hành có nhiều công dụng trong đời sống hiện ì? Theo dược lý hiện đại, củ sâm đại hành kháng với một số loại vi khuẩn gây viêm đường hô hấp và đường ruột, đồng thời có tác dụng kích thích tiêu hóa, an thần. Theo Y Học Cổ Truyền, củ sâm đại hành có vị ngọt nhạt hơi hắc, tính ấm, không độc. Sâm đại hành có tác dụng bổ huyết, thông huyết, tiêu độc, sinh cơ, an thần... Nó thường được dùng làm thuốc bổ huyết, giúp tiêu hóa, điều trị các chứng bệnh như ăn kém, khó ngủ, mụn nhọt, tổ đỉa, vảy nến, ho viêm phế quản, chấn thương ứ huyết, phong thấp đau khớp. Sâm đại hành thường được dùng dưới dạng thuốc sắc uống hoặc ngâm rượu uống. Vị thuốc sâm đại hành có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, nấu cao, chế thành viên, ngâm rượu hoặc dùng làm thuốc đắp ngoài. Liều lượng sử dụng từ 4 – 12g/ngày, có thể dùng tươi hay khô tùy theo nhu cầu sử dụng. Sâm đại hành có thể gây dị ứng vì vậy những người có cơ địa máu nóng hay lở ngứa không dùng
Sản Phẩm Tương Tự
Kệ Góc Dán Tường Gạch Men Để Đồ Đa Năng Kèm Miếng Dán Tường PVC - OENON
29.500₫
Đã bán 4
Giá Treo Inox Tiện Dụng Chắc Chắn Dễ Lắp Đặt, Kệ Để Đồ Đa Năng Gắn Vòi Lavabo - OENON
39.000₫
Đã bán 8