|5 Cạnh| Chuông Chùy Kim Cang ( Linh Chử) Bằng Đồng Thủ Công Nepal Cao Cấp
Chuông Chày Kim Cang Thủ Công Nepal phân loại: chuông 5 cạnh chiều cao: khoảng 18cm, đường kính chuông khoảng 10cm Trong Mật tông, có thể thống kê đến 6 loại pháp khí: các vật dùng khi hoằng hóa như vòng ma ni, đá cầu nguyện; những vật dùng khi hộ ma như đàn lửa, mu
Tuệ Minh _ Pháp Bảo Kim Cương
@vatphammattongvnĐánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
Chuông Chày Kim Cang Thủ Công Nepal phân loại: chuông 5 cạnh chiều cao: khoảng 18cm, đường kính chuông khoảng 10cm Trong Mật tông, có thể thống kê đến 6 loại pháp khí: các vật dùng khi hoằng hóa như vòng ma ni, đá cầu nguyện; những vật dùng khi hộ ma như đàn lửa, muôi hộ ma, bình quý; các vật dùng khi kính lễ như áo cà sa, vòng cổ, khăn khata; những vật dùng khi tán tụng như chuông, trống, mõ, kèn; các vật dùng khi cúng như lư hương, nhang, đèn, nến,...; những vật dùng khi trì niệm như mạn đà la, tràng hạt niệm phật, Chày Kim Cang, chuông Kim Cang Chày và Chuông Kim Cang là những pháp khí không thể thiếu trong các pháp đàn, các nghi quỹ tu trì của Mật Tông, thường được làm bằng bạc hoặc đồng, sắt, đá, thủy tinh, gỗ khứ đà la. Chày Kim Cang hay còn gọi là Chày Kim Cang, Kim Cang Chùy, Kim Cương Chùy, Kim Cang Chử hoặc Kim Cương Chử, là một trong những biểu tượng quan trọng của Phật Giáo và Ấn Độ Giáo. Đặc biệt, nó chính là biểu tượng của dòng Kim Cương Thừa – Mật Tông. Chư tôn Kim Cang bộ trong hải nội Mandala, phần lớn trong tay đều cầm Chày Kim Cang. Chày Kim Cang có nguồn gốc là Đại Vũ Trụ vì nó gồm cả ba phần: “Vật chất, Trí Tuệ và Tinh Thần”. Chày Kim Cang trong Phật Giáo có thể được tạo hình dưới hình thức từ 1 đến 9 chẽ. Loại phổ thông thường gặp là 5 chẽ. Chày Kim Cang 5 chẽ ở phía trên tượng trưng cho Ngũ Trí Phật: Đức Phật Đại Nhật, Đức Phật Bảo Sinh, Đức Phật Bất Không Thành Tựu, Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Adida. Năm chẽ ở phía dưới tượng trưng năm vị Phật Mẫu: Chuẩn Đề Mẫu, Bảo Độ Mẫu, Kim Cương Luyện Mẫu, Tha Vô Năng Thắng Mẫu. Phần đài sen phía dưới bọc lấy phần chẽ có tám cánh, tượng trưng cho bát chính đạo. Chày Kim Cang 9 chẽ: loại này khá hiếm thấy, chủ yếu bắt gặp ở Tây Mật. Ý nghĩa của nó có thể tượng trưng cho Ngũ Trí Như Lai và các vị Bồ Tát. Chuông Kim Cang hay còn gọi là chuông pháp, cán cầm của nó bằng một nửa chày Kim Cang, một nửa còn lại có thân hình là một chiếc chuông tương đối lớn, hai hình đó hợp lại thành vẻ đẹp của chuông pháp. Dưới phương diện nghi thức, Chuông Kim Cang là một cặp với Chày Kim Cang. Chuông Kim Cang gồm ba phần: Chốt Kim Cang, khuân diện và bầu chuông. Ba phần tiêu biểu cho tam giới: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Cách sử dụng Chuông, Chày Kim Cang Trong khi trì tụng, Chày Kim Cang được cầm trong tay phải, hướng xuống dưới, còn chuông được cầm bên tay trái và thường hướng lên trên, hai pháp khí này được chuyển động trong những khế ấn tôn kính. Đôi khi hai tay có thể bắt chéo nhau tại cổ tay phía trước ngực. Khế ấn này biểu trưng cho sự hợp nhất của nguyên lý phụ tính và mẫu tính. “Chày Kim Cang biểu trưng cho lòng từ bi của chư Phật và nguyên lý phụ tính, còn chuông biểu trưng cho trí tuệ, nguyên lý mẫu tính. Để có thể thành tựu Đại Giác ngộ, hai nguyên lý này phải được kết hợp với nhau. Chuông được quán tưởng là sắc thân Phật, Chày được quán tưởng là tâm Phật và âm thanh của chuông được quán tưởng là Kim khẩu Phật khi đang thuyết Pháp”.
Sản Phẩm Tương Tự
Cờ lê đa năng vặn dây cấp nước, Cờ lê chìm đa năng Công cụ 8 trong 1,5 trong 1 , Dụng cụ tháo lắp vòi nước
31.100₫
Đã bán 20
Hộp thủy tinh 1 ngăn, hộp đựng thực phẩm vuông inochi an toàn với lò vi sóng và cấp đông, Nikko 320ml-520ml-800ml
55.000₫
Đã bán 1
Dĩa ăn hoa quả, trái cây, thìa pha cafe, uống trà, cán sứ nhiều màu sắc VK-0078
8.100₫
Đã bán 2